Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

* Tên cơ quan: HĐND xã Quy Kỳ

* Địa chỉ: Xã Quy Kỳ - Định Hóa - Thái Nguyên.

* Điện thoại Văn Phòng HĐND: 0208.3878067

* Fax:  0208.3878067

* Email:

 

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN KHÓA XXIV,

NHIỆM KỲ 2021 - 2026

1. CHỦ TỊCH HĐND XÃ - Đ/C: LƯU ĐỨC HỒNG

Họ và tên: Lưu Đức Hồng   

Năm sinh: 1965

Chức vụ: Ủy viên BVT Đảng ủy - Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch HĐND xã

Trình độ chuyên môn: Đại học

Trình độ lý luân chính trị: Trung Cấp

Số điện thoại: 0385.587.155     

Số điện thoại cơ quan: 0208.3878067

    Email: hongld.dinhhoa@thainguyen.gov.vn               

. PHÓ CHỦ TỊCH HĐND XÃ - Đ/C: NGUYỄN XUÂN HOÀNG

 Họ và tên: Nguyễn Xuân Hoàng 

 Năm sinh: 1983

 Chức vụ: UV BCH Đảng bộ - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND xã

 Trình độ chuyên môn: Đại học

 Trình độ lý luận chính trị: Trung Cấp

 Điện thoại di động: 0357.576.390

 Email: hoangnx.dinhhoa@thainguyen.gov.vn

BAN PHÁP CHẾ HĐND KHÓA XXIV,

NHIỆM KỲ 2021 - 2026

Stt

Họ và Tên

Chức vụ

Điện thoại

Gmail

1.

Trần Thị Viện

Trưởng ban

0359.935.274

vienubmttqqk@gmail.com

2.

Trương Thị Kim Thoa

Phó ban

0915.723.054

 

3.

Lường Đức Quảng

Ủy viên

0365.154.514

 

4.

Vi Thị Hồng

Ủy viên

 

 

5.

Hoàng Thị Yến

Ủy viên

0982172264

 

BAN KINH TẾ HĐND KHÓA XXIV,

NHIỆM KỲ 2021 - 2026

Stt

Họ và Tên

Chức vụ

Điện thoại

Gmail

1.

Lý Thị Hội

Trưởng ban

0912.725.864

 hoilt.dinhhoa@

thainguyen.gov.vn

2.

Hoàng Thị Nhung

Phó ban

0835.118.453

 

3.

Bàng Thị Ninh

Ủy viên

0915313940

 

4.

Lường Minh Lai

Ủy viên

0397589280

 

5.

Hoàng Xuân Đạt

Ủy viên

0362749290

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN                                                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ QUY KỲ                                                                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                              

                                                                                                                    Quy Kỳ, ngày 04 tháng 8 năm 2021        

QUY CHẾ

Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã Quy Kỳ

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số ….. /NQ-HĐND khóa XXIV, nhiệm kỳ

2021– 2026 ngày 04 /8 /2021 của Hội đồng nhân dân xã)

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Quy chế này quy định về hoạt động của Hội đồng nhân dân xã Quy Kỳ  khóa XXIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau đây gọi là HĐND xã) gồm: Kỳ họp HĐND xã, hoạt động của Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã, Tổ đại biểu và Đại biểu HĐND xã.

Điều 2. HĐND xã Quy Kỳ là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân các dân tộc trong xã, do nhân dân xã trực tiếp bầu ra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; chịu trách nhiệm trước nhân dân trong xã và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND xã quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của xã, xây dựng và phát triển xã về kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng tổ chức bộ máy theo thẩm quyền, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân xã và làm tròn nghĩa vụ của  xã đối với huyện Định Hoá và tỉnh Thái Nguyên. HĐND xã thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND xã, Uỷ ban nhân dân xã,  giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của công dân trên địa bàn xã Quy Kỳ.

Điều 3. HĐND xã tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. HĐND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công  chức và bộ máy chính quyền trên địa bàn xã.

Điều 4. HĐND xã ban hành Nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, HĐND xã, Thường trực HĐND xã, các Ban HĐND xã, Tổ đại biểu và Đại biểu HĐND xã phối hợp chặt chẽ với UBND xã, Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác.

                                        

                                                                                           CHƯƠNG II

ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

    Điều 5. Đại biểu HĐND xã là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân các dân tộc xã Quy Kỳ, gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý nhà nước. Nhiệm kỳ của đại biểu HĐND xã mỗi khóa bắt đầu từ Kỳ họp thứ nhất của HĐND xã khóa đó cho đến Kỳ họp thứ nhất của HĐND xã khóa sau.

Điều 6.

1. Đại biểu HĐND xã có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp, họp Tổ đại biểu, họp tổ thảo luận, các cuộc họp của các Ban HĐND xã mà đại biểu là thành viên, thực hiện chức năng giám sát và tham gia các hoạt động khác của HĐND xã.

2. Đại biểu HĐND xã không thể tham dự kỳ họp phải báo cáo rõ lý do với Thường trực HĐND xã và Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND xã và được sự đồng ý của Thường trực HĐND xã. Đại biểu HĐND xã không thể tham dự từng phiên họp phải xin phép và được sự đồng ý của Chủ toạ kỳ họp.

3. Đại biểu HĐND xã vắng mặt liên tiếp 3 kỳ họp hoặc vắng mặt quá một phần ba tổng số kỳ họp trong nhiệm kỳ mà không có lý do chính đáng thì Thường trực HĐND xã chủ trì phối hợp với Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã trình HĐND xã xem xét tư cách đại biểu.

4. Khi nhận thông báo dự kiến về thời gian, chương trình và các tài liệu của kỳ họp do Thường trực HĐND, UBND xã và cơ quan liên quan gửi đến, đại biểu  phải tự nghiên cứu tài liệu, tiếp xúc và báo cáo với cử tri, tham gia các hoạt động của Tổ đại biểu HĐND, chuẩn bị ý kiến đóng góp vào nội dung kỳ họp. Các bản dự thảo do Thư ký kỳ họp chuyển đến, đại biểu có trách nhiệm tham gia ý kiến và chuyển lại Thư ký kỳ họp theo thời gian quy định của Thường trực HĐND xã.

5. Trong kỳ họp HĐND xã, đại biểu HĐND xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tham gia thảo luận và quyết định chương trình làm việc của kỳ họp; Đeo phù hiệu, mặc trang phục được cấp phát khi tham gia các kỳ họp.

b) Tham gia thảo luận tại phiên họp toàn thể và thảo luận ở tổ, thảo luận về các vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp. Đại biểu HĐND xã muốn phát biểu tại phiên họp toàn thể phải đăng ký với Chủ tọa kỳ họp; nội dung phát biểu phải tập trung vào vấn đề đang thảo luận, không phát biểu quá hai lần về cùng một vấn đề; trường hợp Đại biểu đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do thời gian phát biểu đã hết thì ghi lại ý kiến của mình và gửi Thư ký kỳ họp để tổng hợp. Ý kiến phát biểu của đại biểu HĐND phải được ghi vào biên bản của kỳ họp.

c) Biểu quyết thông qua những vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp theo sự điều hành của Chủ tọa kỳ họp. Đại biểu có thể biểu quyết tán thành hoặc không tán thành.

Điều 7. Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Quy Kỳ Khóa XXIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 gồm có 21 đại biểu được tổ chức sinh hoạt thành 03 Tổ đại biểu và được tổ chức như sau:

1. Tổ đại biểu số 01 gồm 08 đại biểu gồm: Các Đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 01 và số 02.

2. Tổ đại biểu số 02 gồm 07 đại biểu gồm: Các Đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 03 và số 04.

3. Tổ đại biểu số 03 gồm 06 đại biểu gồm: Các Đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 05 và số 06.

Mỗi Tổ đại biểu có 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó và 01 thư ký

Tổ đại biểu có trách nhiệm tổ chức họp Tổ để sơ kết và tổng kết trước mỗi kỳ họp thường lệ của HĐND để nghiên cứu, góp ý vào các văn bản trình kỳ họp HĐND, đồng thời tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi tới kỳ họp cho Thường trực HĐND.

 

Điều 8. Đại biểu HĐND xã có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã. Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản về những vấn đề mà đại biểu HĐND xã chất vấn.

1. Tại kỳ họp HĐND xã, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Đại biểu HĐND xã ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu  chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND xã để chuyển đến người được chất vấn;

b) Thường trực HĐND xã tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND xã; dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND xã và báo cáo HĐND xã quyết định.

c) Cơ quan chuyên môn hoặc người được chất vấn trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp toàn thể của HĐND xã về những vấn đề mà đại biểu đã chất vấn. Nội dung trả lời chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, đi thẳng vào nội dung được hỏi, xác định rõ trách nhiệm và biện pháp khắc phục. Đối với những vấn đề cần nghiên cứu kỹ, chưa trả lời ngay được phải lập thành văn bản chuyển đến Thường trực HĐND xã và đại biểu HĐND xã đã chất vấn tại kỳ họp.

Trường hợp cần điều tra, xác minh thì HĐND xã có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu HĐND xã đã chất vấn và Thường trực HĐND xã chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày bế mạc kỳ họp.

d) Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND xã hoặc đã gửi văn bản trả  lời chất vấn cho đại biểu HĐND xã có trách nhiệm báo cáo với HĐND xã bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa, tiếp thu, ghi nhận tại kỳ họp trước. Báo cáo được gửi tới Thường trực HĐND xã để chuyển đến các đại biểu HĐND xã chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo của HĐND xã.

2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND xã, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Đại biểu HĐND xã gửi chất vấn đến Thường trực HĐND.

b) Thường trực HĐND xã chuyển ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND xã đến người được chất vấn.

c) Người được chất vấn có trách nhiệm trả lời chất vấn bằng văn bản tới đại biểu HĐND xã đã chất vấn và Thường trực HĐND xã trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chất vấn. Trường hợp không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn, đại biểu HĐND xã có thể đề nghị Thường trực HĐND xã đưa ra thảo luận tại kỳ họp HĐND xã gần nhất.

3. Khi cần thiết, HĐND xã có thể ra Nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người được chất vấn.

Điều 9. Đại biểu HĐND xã có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân trên địa bàn kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Khi đại biểu HĐND xã yêu cầu gặp người phụ trách của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân thì người đó có trách nhiệm tiếp.

Đại biểu HĐND xã có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. Cơ quan hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị của đại biểu. Đại biểu HĐND xã có quyền đề nghị HĐND xã bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu. Đại biểu HĐND xã thực hiện các quyền qui định tại Điều này có thể lựa chọn hình thức phản ánh trực tiếp hoặc bằng văn bản theo mẫu do Thường trực HĐND xã qui định.

Điều 10

1. Đại biểu HĐND xã phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với HĐND xã và cơ quan nhà nước hữu quan trên địa bàn xã.

2. Đại biểu HĐND xã có trách nhiệm tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử nơi đại biểu được bầu trước và sau kỳ họp HĐND xã theo kế hoạch của Thường trực HĐND xã, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và Tổ đại biểu HĐND xã. Trong trường hợp không thể tham gia tiếp xúc cử tri, thì đại biểu HĐND xã báo cáo với Tổ trưởng Tổ đại biểu hoặc Ban công tác mặt trận xóm, nơi đại biểu được bầu. Ít nhất mỗi năm một lần, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND xã báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu ra mình về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân xã.

3. Đại biểu HĐND xã có thể tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trực tiếp gặp gỡ cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề mà đại biểu quan tâm; chuyển những kiến nghị của cử tri đến Tổ đại biểu HĐND xã và Thường trực HĐND xã để tổng hợp báo cáo HĐND xã, gửi tới cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Điều 11 Đại biểu HĐND xã có trách nhiệm tiếp công dân theo lịch được phân công của Thường trực HĐND. Khi nhận được ý kiến, kiến nghị của công dân, đại biểu HĐND xã xem xét, nghiên cứu để phản ánh tới Thường trực HĐND xã hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, hình thức phản ánh trực tiếp hoặc bằng văn bản theo mẫu do Thường trực HĐND xã qui định. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu HĐND xã có trách nhiệm nghiên cứu và hướng dẫn công dân gửi khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu HĐND xã trực tiếp hoặc thông qua Thường trực HĐND xã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét giải quyết. Đại biểu HĐND xã có trách nhiệm đôn  đốc, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong thời hạn do pháp luật quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do đại biểu HĐND xã hoặc Thường trực HĐND xã chuyển đến. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cho đại biểu HĐND xã và Thường trực HĐND xã biết việc giải quyết.Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết không thoả đáng, đại biểu HĐND xã có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu HĐND xã có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó giải quyết.

Điều 12 Đại biểu HĐND xã đương nhiệm được cấp và sử dụng Giấy chứng nhận đại biểu HĐND xã, phù hiệu đại biểu HĐND xã và được cấp trang phục đại biểu theo quy định.

 

Điều 13

1. Đại biểu HĐND xã có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định.

2. Việc xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu HĐND xã được tiến hành theo trình tự  tại khoản 1 Điều 101 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Điều 14 Đại biểu HĐND xã không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị HĐND xã hoặc cử tri bãi nhiệm. Thường trực HĐND xã và UBND xã quyết định việc đưa ra HĐND xã hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND xã theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã.

1. HĐND xã bãi nhiệm đại biểu HĐND xã theo trình tự quy định tại Điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân

2. Việc cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND xã được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi đại biểu đó được bầu hoặc nơi đại biểu đó đang sinh hoạt Tổ đại biểu HĐND và được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Điều 15

1. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam) hoặc khởi tố đối với đại biểu HĐND xã phải được tuân thủ theo các quy định sau:

a) Trong thời gian HĐND xã họp, nếu không được sự đồng ý của Chủ toạ kỳ họp thì không được bắt giữ đại biểu HĐND xã. Trừ trường hợp khẩn cấp thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải báo cáo ngay với Chủ toạ kỳ họp. Giữa hai kỳ họp HĐND xã, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đại biểu HĐND xã thì phải báo cho Chủ tịch HĐND xã.

b) Trong trường hợp đại biểu HĐND xã bị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Thường trực HĐND xã trước khi ra quyết định khởi tố. Đại biểu HĐND xã bị khởi tố thì Thường trực HĐND xã ra quyết định tạm đình chỉ làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu HĐND xã trở lại làm nhiệm vụ đại biểu khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc khởi tố đối với đại biểu hoặc sau khi xét xử mà không bị Toà án kết án.

2. Đại biểu HĐND xã phạm tội, bị Toà án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên mất quyền đại biểu HĐND.Toà án đã xét xử việc phạm tội của đại biểu HĐND xã, có trách nhiệm gửi bản sao bản án hoặc trích lục bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án đến Thường trực HĐND xã và thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã biết. Thường trực HĐND xã báo cáo với HĐND xã tại kỳ họp gần nhất việc đại biểu HĐND xã đó bị mất quyền đại biểu HĐND, đồng thời thông báo để cử tri ở đơn vị bầu cử nơi đại biểu được bầu biết.

 

CHƯƠNG III

KỲ HỌP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

 

Điều 16

a) Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND xã.

b) HĐND xã họp thường lệ mỗi năm hai kỳ; trường hợp không thể triệu tập kỳ họp thường lệ thì Thường trực HĐND xã báo cáo Thường trực HĐND huyện.

c) HĐND xã có thể tổ chức kỳ họp chuyên đề khi cần.

d) HĐND xã họp công khai. Khi cần thiết, HĐND xã quyết định họp kín theo đề nghị của Chủ tọa cuộc họp hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

e) Kỳ họp HĐND xã được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND xã tham gia.

f) Tuỳ theo nội dung kỳ họp, Thường trực HĐND xã quyết định danh sách khách mời. Theo yêu cầu, nội dung của từng kỳ họp, phiên họp, Thường trực HĐND xã có thể quyết định phát thanh trực tiếp trên Đài truyền thanh xã.

Điều 17

1. Tại kỳ họp thường lệ, HĐND xã quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã; quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương; quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nghe Thường trực HĐND xã báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, thông báo kết quả thực hiện chương trình và kế hoạch giám sát; nghe UBND xã báo cáo kết quả giải  quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; nghe Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã thông báo công tác tham gia xây dựng chính quyền và những ý kiến, kiến nghị; xem xét báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã, UBND xã; xem xét việc trả lời chất vấn. Khi cần thiết, HĐND xem xét báo cáo của cơ quan nhà nước hữu quan, ra Nghị quyết về những vấn đề HĐND xã xem xét.

2. Việc chuẩn bị kỳ họp thường lệ được tiến hành như sau:

a) Trước khi tổ chức Hội nghị liên tịch để chuẩn bị nội dung kỳ họp, Thường trực HĐND xã dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp trên cơ sở nghị quyết của HĐND xã và đề nghị của Chủ tịch UBND xã, các Ban của HĐND xã, đại biểu HĐND xã.

b) Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, Thường trực HĐND xã chủ trì tổ chức họp liên tịch với UBND xã, các Trưởng ban của HĐND xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã để dự kiến nội dung kỳ họp, những vấn đề khác có liên quan đến kỳ họp và giao cho các cơ quan hữu quan chuẩn bị.

c) Văn phòng HĐND-UBND xã tham mưu ban hành kết luận của Thường trực HĐND xã tại cuộc họp liên tịch và nêu rõ dự kiến về “Thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình của kỳ họp HĐND”.

d) Sau khi có dự kiến nội dung, chương trình của kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND xã báo cáo xin chủ trương và ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ và Thường trực Đảng uỷ để chủ động triển khai các bước tiếp theo.

Điều 18 HĐND xã tổ chức kỳ họp chuyên đề theo đề nghị của Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch UBND xã hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND xã yêu cầu. Thường trực HĐND xã quyết định triệu tập kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp thường lệ chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Điều 19 Kỳ họp HĐND xã cuối nhiệm kỳ được tiến hành chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử đại biểu HĐND xã khoá mới. Tại kỳ họp này, ngoài những nội dung của kỳ họp thường lệ, HĐND xã, Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã, Uỷ ban nhân dân xã, báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ hoạt động của mình; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã thông báo công tác tham gia xây dựng chính quyền trong cả nhiệm kỳ.

Điều 20 Thường trực HĐND xã Chủ toạ các kỳ họp HĐND xã. Chủ toạ kỳ họp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Điều khiển phiên họp theo chương trình đã được HĐND xã thông qua; đề nghị HĐND điều chỉnh chương trình khi cần thiết;

2. Dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp của HĐND xã hoặc tại phiên thảo luận Tổ;

3. Bảo đảm thảo luận dân chủ, tạo điều kiện để các đại biểu đóng góp ý kiến; dành thời gian thỏa đáng cho việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp;

4. Chỉ đạo việc tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu tại phiên họp HĐND và tại phiên thảo luận Tổ;

5. Chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của đại biểu và chỉnh lý dự thảo nghị quyết, đề án...;

6. Điều hành để HĐND xã biểu quyết thông qua nghị quyết, báo cáo, đề án...

Điều 21 HĐND xã xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án... theo trình tự sau đây:

1. Đại diện cơ quan, tổ chức trình báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết thuyết trình trước HĐND xã;

2. Trưởng ban hoặc Phó Ban của HĐND xã được giao thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình bày báo cáo thẩm tra;

3. Hội đồng nhân dân xã thảo luận;

4. Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể, Chủ tọa có thể nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để HĐND xã xem xét, quyết định. Khi cần thiết, HĐND xã yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu HĐND xã quan tâm. Cơ quan, tổ chức trình báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết, báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đại biểu HĐND xã.

5. HĐND xã biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án bằng cách biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc nghe đọc toàn văn rồi biểu quyết toàn bộ một lần hoặc biểu quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau rồi biểu quyết toàn bộ. HĐND quyết định việc biểu quyết bằng cách giơ tay, bỏ phiếu kín hoặc bằng cách khác theo đề nghị của Chủ toạ phiên họp.

Điều 22 Nghị quyết của HĐND xã phải được trên 50% tổng số đại biểu HĐND xã biểu quyết tán thành. Nghị quyết của HĐND xã do Chủ tịch HĐND xã ký chứng thực chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày bế mạc kỳ họp. Biên bản kỳ họp HĐND xã do Chủ tịch HĐND xã và Thư ký kỳ họp ký tên. Biên bản phiên họp HĐND xã do Chủ toạ phiên họp và Thư ký phiên họp ký tên. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày bế mạc kỳ họp, phiên họp, các nghị quyết, báo cáo, đề án, tờ trình và biên bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân xã phải được Thường trực HĐND xã gửi lên Thường trực HĐND và UBND huyện.

Nghị quyết của HĐND xã phải được gửi đến các cơ quan liên quan để thực hiện, được đăng công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết và lưu trữ theo quy định.

Điều 23 Thư ký kỳ họp Hội đồng nhân dân xã có những nhiệm vụ sau đây:

1. Lập danh sách đại biểu HĐND xã có mặt, vắng mặt trong các phiên họp và trong kỳ họp;

2. Ghi biên bản phiên họp, kỳ họp;

3. Tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đại biểu tại cuộc thảo luận tổ và phiên họp toàn thể;

4. Giúp Thường trực HĐND xã phối hợp với các Ban của HĐND xã, các cơ quan hữu quan chỉnh lý dự thảo nghị quyết và các văn bản khác để trình HĐND xã;

5. Giúp Chủ tọa kỳ họp cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về kỳ họp.

Điều 24 Chậm nhất là mười năm ngày, kể từ ngày bế mạc kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân xã phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, Tổ đại biểu HĐND xã tổ chức cho Đại biểu HĐND xã tiếp xúc với cử tri tại đơn vị bầu cử nơi đại biểu được bầu để báo cáo kết quả kỳ họp, kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri để phổ biến nội dung các nghị quyết của HĐND xã và vận động nhân dân thực hiện hiệu quả các nghị quyết đó.

 

CHƯƠNG IV

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

 

Điều 25 Thường trực HĐND xã gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng 02 Ban của HĐND. Chủ tịch HĐND xã, Trưởng 02 Ban làm việc kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch xã làm việc chuyên trách.Thường trực HĐND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 32 Luật Chính quyền địa phương 2015

 

 

Điều 26

1. Thường trực HĐND xã hoạt động thường xuyên, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm việc tổ chức các hoạt động của HĐND dân xã, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND xã.

2. Các thành viên Thường trực HĐND xã chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND xã trước HĐND xã; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực HĐND xã về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực HĐND xã phân công.

3. Thường trực HĐND xã họp ít nhất mỗi tháng một lần để kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của mình, các nghị quyết của HĐND xã, các quyết định của Thường trực HĐND xã và đề ra nhiệm vụ công tác tháng sau.

4. Chủ tịch HĐND xã chỉ đạo hoạt động của Thường trực HĐND xã và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân.

- Phó Chủ tịch HĐND xã hoạt động chuyên trách, giúp Chủ tịch HĐND xã làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch vắng mặt thì Phó Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch.

- Khi khuyết Chủ tịch HĐND xã thì Phó Chủ tịch HĐND xã thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch HĐND xã cho đến khi Hội đồng nhân dân xã bầu được Chủ tịch HĐND xã mới.

Điều 27 Thường trực HĐND xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của HĐND xã; phối hợp với UBND xã trong việc chuẩn bị kỳ họp của HĐND xã (theo quy định của pháp luật và các quy định tại chương IV Quy chế này).

2. Đôn đốc, kiểm tra UBND xã và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của HĐND xã:

a) Yêu cầu UBND xã và các cơ quan khác của Nhà nước ở địa phương báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản về tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND xã, thi hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện nghị quyết của HĐND xã và tình hình kinh tế - xã hội, An ninh - quốc phòng ở địa phương.

b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã;

c) Khi phát hiện có sai phạm trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân địa phương thì Thường trực HĐND xã có quyền yêu cầu UBND xã hoặc cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm, xem xét, xử lý và báo cáo kết quả với Thường trực HĐND xã. Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND xã có thể trình ra kỳ họp gần nhất của HĐND xã hoặc triệu tập kỳ họp chuyên đề để HĐND xã xem xét, quyết định;

d) Phối hợp với UBND xã giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện nghị quyết của HĐND xã trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND xã; xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghị quyết của HĐND theo đề nghị của UBND xã, các Ban của HĐND xã và báo cáo HĐND xã tại kỳ họp gần nhất.

3. Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương (theo quy định của pháp luật và các quy định tại Quy chế này);

4. Điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND xã:

a) Phân công Ban thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình HĐND xã;

b) Phân công Ban tham gia hoạt động đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã và một số công việc khác;

c) Phân công Ban thực hiện một số nội dung thuộc chương trình giám sát của HĐND xã và Thường trực HĐND;

d) Điều hòa, phối hợp chương trình hoạt động của các Ban và đôn đốc các Ban hoạt động;

đ) Tham dự cuộc họp của Ban;

e) Tổ chức và chủ trì các cuộc họp hàng tháng của Thường trực HĐND xã với các Trưởng ban, Phó ban của HĐND xã;

f) Tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND xã, các Ban của HĐND bàn các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở địa phương.

5. Xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND xã khi cần thiết và báo cáo HĐND xã tại kỳ họp gần nhất.

6. Giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND xã, Tổ đại biểu HĐND xã:

a) Tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND xã để báo cáo HĐND xã.

b) Đôn đốc các Tổ đại biểu HĐND xã tổ chức để đại biểu HĐND xã tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri;

c) Phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã theo dõi, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do đại biểu HĐND xã chuyển đến để chuyển tới các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan nghiên cứu giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết; báo cáo trước HĐND xã những ý kiến, kiến nghị đó và kết  quả giải quyết của các cơ quan, tổ chức hữu quan;

d) Tổ chức để đại biểu HĐND xã nghiên cứu, quán triệt các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND, các văn bản quy phạm pháp luật khác, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

đ) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chính sách, chế độ đối với đại biểu HĐND xã.

7. Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị,khiếu nại, tố cáo của công dân. Đại diện Thường trực HĐND xã dành ít nhất hai ngày trong một tháng để tiếp công dân.

8. Trình HĐND xã bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND xã.

9. Phối hợp với UBND xã quyết định việc đưa ra HĐND xã hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND xã theo đề nghị của Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã.

10. Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã; mỗi năm hai lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã về hoạt động của Hội đồng nhân dân xã.

 

 

CHƯƠNG V

CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

 

Điều 28 HĐND xã thành lập hai Ban: Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Pháp chế. Số lượng thành viên của mỗi Ban là 5 người gồm: 01 Trưởng ban, 01 Phó ban và 03 thành viên.

Thành viên của các Ban HĐND xã không đồng thời là thành viên của UBND xã. Trưởng Ban của HĐND xã không đồng thời làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã.

Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên khác hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Điều 29

1. Các Ban của HĐND xã hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND xã.

2. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên của Ban của HĐND xã chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban trước HĐND xã; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ban của HĐND xã về nhiệm vụ, quyền hạn được Ban phân công.

a) Trưởng ban của HĐND xã có trách nhiệm: Chỉ đạo, điều hành công việc của Ban, thay mặt Ban ký các văn bản do Ban phát hành; chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc và chủ trì cuộc họp của Ban, chỉ đạo công tác chuyên môn của Ban; giữ mối liên hệ với các thành viên của Ban và thay mặt Ban giữ mối liên hệ với Thường trực HĐND xã, các Ban khác của HĐND xã, các cơ quan, tổ chức ở địa phương và trung ương đóng trên địa bàn; báo cáo kết quả hoạt động của Ban với HĐND và Thường trực HĐND xã; tham dự các cuộc họp do Thường trực HĐND dân xã triệu tập; thay mặt Ban tham dự các cuộc họp bàn về lĩnh vực Ban phụ trách do UBND xã, các cơ quan, tổ chức ở địa phương mời; tổ chức việc giám sát, khảo sát của Ban; trình bày báo cáo thẩm tra, báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp HĐND xã.

b) Phó Trưởng ban của HĐND xã có trách nhiệm: Giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban; điều hành công việc của Ban khi Trưởng ban vắng mặt; ký các văn bản của Ban và tổ chức các hoạt động của Ban khi được Trưởng ban phân công.

Các văn bản của Ban được sử dụng con dấu của HĐND xã, đóng dấu treo bên trên góc trái trang đầu văn bản.

Điều 30 ăn cứ vào chương trình hoạt động của HĐND xã và Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã xây dựng chương trình công tác toàn khoá, chương trình công tác hàng năm của mình. Ban của HĐND xã họp ít nhất mỗi quý một lần để kiểm điểm việc thực hiện chương trình công tác của Ban, bàn công tác tháng, quý và phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban. Thành viên của Ban có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban, trong trường hợp không thể tham dự được thì phải báo cáo với Trưởng ban.

Điều 31 Các Ban của HĐND xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tham gia chuẩn bị các kỳ họp của HĐND xã;

2. Thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết do HĐND xã hoặc Thường trực HĐND xã phân công;

3. Giúp HĐND xã giám sát hoạt động của UBND xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã;

4. Giúp HĐND xã giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trên địa bàn trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND xã.

5. Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động của Ban;

6. Kiến nghị với HĐND xã về những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Ban.

7. Phối hợp với các Ban của HĐND huyện khi cơ quan này về làm việc tại xã;

8. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát, khảo sát với Thường trực HĐND.

9. Giám sát theo lĩnh vực được phụ trách.

Điều 32

1. Các Ban của HĐND xã thực hiện nhiệm vụ thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết theo sự phân công của Thường trực HĐND xã:

a) Ban Kinh tế - xã hội: Thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao và chính sách dân tộc, tôn giáo.

b) Ban Pháp chế: Thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết liên quan đến lĩnh vực nội chính, thi hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết ý kiến, kiến nghị của nhân dân, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính.

2. Để chuẩn bị cho việc thẩm tra, Ban có thể cử thành viên tham gia nghiên cứu các dự thảo báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết; yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra; tổ chức họp lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề đó; khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án.

3. Hội nghị thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan, tổ chức trình bày dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án;

b) Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan phát biểu ý kiến;

c) Các thành viên của Ban thảo luận;

d) Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án phát biểu ý kiến nếu thấy cần thiết;

đ) Chủ tọa cuộc họp kết luận;

e) Các thành viên của Ban biểu quyết.

 

 

 

 

CHƯƠNG VI

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, KHẢO SÁT CỦA HĐND XÃ;

 THƯỜNG TRỰC HĐND XÃ; CÁC BAN HĐND XÃ;

TỔ ĐẠI BIỂU VÀ ĐẠI BIỂU HĐND XÃ

 

Điều 33

1. Hoạt động khảo sát, giám sát của HĐND xã được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Giám sát, khảo sát của HĐND xã bao gồm: Giám sát của HĐND xã tại kỳ họp; giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND xã; giám sát, khảo sát của các Ban của HĐND xã và giám sát của đại biểu HĐND xã.

2. HĐND xã xem xét, thảo luận, thông qua nghị quyết về Chương trình giám sát hàng năm của HĐND xã tại kỳ họp cuối năm trước, theo đề nghị của Thường trực HĐND xã.

3. Căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND xã và ý kiến của các thành viên Thường trực HĐND xã, đề nghị của các Ban của HĐND xã, đại biểu HĐND xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã và ý kiến, kiến nghị của cử tri trong xã, Thường trực HĐND xã, quyết định chương trình giám sát, khảo sát hàng quý, hàng năm của mình.

4. Căn cứ vào Chương trình giám sát HĐND xã, Thường trực HĐND xã và ý kiến các thành viên của Ban, Ban của HĐND xã quyết định chương trình giám sát, khảo sát hàng quý, hàng năm của mình.

Điều 34 Hội đồng nhân dân xã giám sát thông qua các hoạt động sau:

1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, UBND xã bằng hai hình thức: xem xét tại kỳ họp hoặc gửi đến đại biểu HĐND xã để tự nghiên cứu. Tại kỳ họp, việc xem xét các báo cáo nêu trên được thực hiện theo trình tự sau:

a) Đại diện lãnh đạo cơ quan trình bày báo cáo;

b) Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban của HĐND xã trình bày báo cáo thẩm tra hoặc phát biểu ý kiến về báo cáo của Uỷ ban nhân dân xã.

c) HĐND xã thảo luận (trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, HĐND xã có thể tổ chức thảo luận tại tổ);

d) Người đứng đầu cơ quan báo cáo trình bày những vấn đề có liên quan mà HĐND xã quan tâm và việc tiếp thu ý kiến của đại biểu HĐND xã;

đ) Khi cần thiết, HĐND xã ra nghị quyết về báo cáo công tác của cơ quan trình báo cáo.

2. Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch UBND xã, các thành viên khác của UBND xã, của cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã, theo trình tự quy định tại Điều 7 Quy chế này.

3. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã, khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND xã, theo trình tự sau:

a) Đại diện Thường trực HĐND xã trình văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

b) HĐND xã thảo luận. Trong quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;

c) HĐND xã ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.

4. Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết (quy trình tổ chức giám sát chuyên đề được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Quy chế này)

5. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu theo trình tự:

a) Thường trực HĐND trình HĐND xã về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu khi có đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND xã hoặc kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã;

b) Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước HĐND xã;

c) HĐND xã thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín và thông qua nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm.

d) Trong trường hợp không được quá nửa tổng số đại biểu HĐND xã tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu người đó có trách nhiệm trình HĐND xã xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm người không được HĐND tín nhiệm.

Điều 35 Thường trực HĐND xã giám sát, khảo sát thông qua các hoạt động sau đây:

1. Tổ chức Đoàn giám sát, khảo sát;

2. Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;

3. Xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND xã (trong trường hợp Thường trực HĐND xã giao cho Ban của HĐND xã giám sát một số nội dung thuộc chương trình giám sát của Thường trực HĐND xã), theo trình tự sau:

a) Trưởng ban của HĐND xã trình bày báo cáo;

b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời dự cuộc họp phát biểu ý kiến;

c) Thường trực Hội đồng nhân dân xã thảo luận;

d) Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân chịu sự giám sát, khảo sát phát biểu ý kiến nếu thấy cần thiết;

đ) Chủ tọa cuộc họp kết luận.

e) Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND xã đề nghị HĐND xã xem xét báo cáo kết quả giám sát của các Ban tại kỳ họp gần nhất.

4. Tổng hợp kết quả giám sát, khảo sát trình Hội đồng nhân dân xã;

5. Xem xét việc trả lời chất vấn trong trường hợp người được chất vấn khi HĐND xã cho phép trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực HĐND xã;

6. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã, theo trình tự sau:

a) Đại diện cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trình bày ý kiến;

b) Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban của HĐND xã được phân công trình bày ý kiến;

c) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời dự cuộc họp phát biểu ý kiến;

d) Thường trực Hội đồng nhân dân xã thảo luận;

đ) Đại diện cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phát biểu ý kiến nếu thấy cần thiết;

e) Chủ tọa cuộc họp kết luận;

f) Khi xét thấy văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã thì Thường trực HĐND xã có quyền yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi văn bản và áp dụng các biện pháp cần thiết khác. Trong trường hợp cơ quan ban hành văn bản không thực hiện yêu cầu thì Thường trực HĐND xã trình HĐND xã xem xét, quyết định.

Điều 36 Các Ban của HĐND xã giúp HĐND xã giám sát, khảo sát thông qua các hoạt động sau đây:

1. Thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết theo quy định tại Điều 34, Điều 35 của Quy chế này;

2. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã trong trường hợp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND xã;

3. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu UBND xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã báo cáo về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách;

4. Tổ chức Đoàn giám sát, khảo sát;

5. Cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban;

6. Tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Điều 37 Hội đồng nhân dân xã, Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã tổ chức Đoàn giám sát, khảo sát theo quy trình sau:

1. Xây dựng dự thảo nội dung, kế hoạch và đề cương giám sát, khảo sát chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát, khảo sát;

2. Hoàn chỉnh nội dung, kế hoạch và đề cương giám sát, khảo sát chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;

3. Gửi nội dung, kế hoạch và đề cương đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, khảo sát và thành viên Đoàn giám sát, khảo sát chậm nhất là mười ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát, khảo sát;

4. Báo cáo bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, khảo sát và các tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, khảo sát phải được gửi đến Đoàn giám sát, khảo sát chậm nhất là năm ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát, khảo sát;

5. Giấy mời và tài liệu liên quan đến nội dung giám sát, khảo sát được gửi đến cho thành viên Đoàn giám sát, khảo sát chậm nhất là bốn ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát, khảo sát;

6. Tổ chức giám sát, khảo sát đúng theo nội dung, kế hoạch và thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát, khảo sát theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, khảo sát;

7. Trong quá trình giám sát, khảo sát nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì Đoàn giám sát, khảo sát yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý người vi phạm, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị vi phạm. Đoàn giám sát, khảo sát phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình;

8. Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, khảo sát (hoặc Thông báo kết quả giám sát) được hoàn thiện chậm nhất là năm ngày sau khi kết thúc cuộc giám sát, khảo sát. Báo cáo kết quả giám sát, khảo sát phải nêu rõ việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, khảo sát việc làm được, việc chưa làm được, hạn chế, khó khăn, vi phạm pháp luật (nếu có) và các kiến nghị của Đoàn thông qua hoạt động giám sát, khảo sát;

9. Đoàn giám sát, khảo sát họp để thông qua báo cáo kết quả giám sát, khảo sát (hoặc Thông báo kết quả giám sát) chậm nhất là bẩy ngày sau khi kết thúc cuộc giám sát, khảo sát;

10. Báo cáo kết quả giám sát, khảo sát (hoặc Thông báo kết quả giám sát) được gửi đến Thường trực HĐND xã, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân chịu sự giám sát, khảo sát chậm nhất là mười ngày sau khi kết thúc cuộc giám sát.

Điều 38 oạt động giám sát của Đại biểu HĐND xã được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Chương II Quy chế này.

 

CHƯƠNG VII

QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

 

Điều 39 Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã phối hợp chặt chẽ với UBND xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã trong việc chuẩn bị dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp HĐND xã; dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình HĐND xã; giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện nghị quyết của HĐND xã về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách địa phương; theo dõi việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND xã, điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện Nghị quyết của HĐND xã theo đề nghị của UBND xã, các Ban của HĐND xã giữa hai kỳ kọp và báo cáo HĐND xã tại kỳ họp gần nhất.

Điều 40 Đại diện Thường trực HĐND xã được mời dự các cuộc họp hàng tháng và các cuộc họp khác của UBND xã bàn việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách địa phương và các nhiệm vụ khác, các cuộc họp tổng kết công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã. Đại diện các Ban của HĐND xã được mời dự các cuộc họp của UBND xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã về những vấn đề có liên quan. Đại diện UBND được mời dự các cuộc họp hàng tháng và các cuộc họp khác của Thường trực HĐND xã khi xét thấy cần thiết. Đại diện các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã được mời dự các cuộc họp của Thường trực HĐND xã về những vấn đề liên quan. Đại diện UBND xã, cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã được mời dự các cuộc họp của Ban của HĐND xã khi bàn về những vấn đề có liên quan.

Điều 41 Quan hệ giữa UBND xã có trách nhiệm cung cấp cho Thường trực HĐND, Ban của HĐND và Thường trực HĐND xã văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành. UBND xã, cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã có trách nhiệm báo cáo và cung cấp các tài liệu liên quan khi có yêu cầu của HĐND xã, Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã. Hàng tháng, quý, năm UBND xã, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở xã phải báo cáo bằng văn bản việc tiếp công dân, kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân với Thường trực HĐND xã

Điều 42 Thường trực ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận là quan hệ phối hợp, tạo điều kiện để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Thường trực HĐND xã phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận ban hành Quy chế phối hợp công tác. Mỗi năm hai lần vào giữa năm và cuối năm, Thường trực HĐND xã thông báo bằng văn bản đến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã về tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND xã, nêu những kiến nghị với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã. Đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã được mời dự kỳ họp thường lệ của HĐND xã để thông báo về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã tham xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận gia xây dựng chính quyền, về những ý kiến, kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã đối với HĐND xã, UBND xã và đại biểu HĐND xã. Đại diện Thường trực HĐND xã được mời dự cuộc họp của Ban thường trực và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã.

Điều 43. Thường trực HĐND xã chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị đại biểu HĐND xã.tiếp xúc với cử tri  Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri, phối hợp với Thường trực HĐND xã tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Điều 44. Thường trực HĐND xã phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ  quốc xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận theo dõi hoạt động của đại biểu và giúp đại biểu HĐND xã thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận thường xuyên giám sát tiêu chuẩn đại biểu và việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND xã. Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã đề nghị HĐND xã bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu, đề nghị bãi nhiệm đại biểu HĐND dân xã không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Điều 45. Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã mời đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia các hoạt động giám sát, kiểm tra của HĐND xã, Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã khi xét thấy cần thiết; phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề quan trọng ở địa phương.

 

CHƯƠNG VIII

 ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

 

Điều 46. Văn phòng HĐND-UBND xã có trách nhiệm chuẩn bị phương tiện làm việc, kinh phí, phục vụ Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã và đại biểu HĐND xã trong các chương trình hoạt động của HĐND xã theo quy định. Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã sử dụng con dấu của HĐND xã khi thực hiện nhiệm vụ của HĐND.

Điều 47. Kinh phí hoạt động của HĐND xã là khoản ngân sách địa phương do Thường trực HĐND xã trình HĐND xã quyết định theo quy định hiện hành. Việc sử dụng kinh phí hoạt động của HĐND xã phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai, dân chủ đúng quy định. Chủ tịch HĐND chỉ đạo thực hiện việc sử dụng kinh phí hoạt động của HĐND xã. Văn phòng HĐND- UBND xã giúp Chủ tịch HĐND xã trong việc tổ chức thực hiện kinh phí hoạt động của HĐND.

Điều 48. Đại biểu Hội đồng nhân dân xã đương nhiệm được hưởng các chế độ sau:

1. Được cung cấp báo Đại biểu nhân dân, các báo cáo định kỳ của Thường trực HĐND, UBND xã, các tài liệu có liên quan đến hoạt động của HĐND xã.

2. Mỗi đại biểu HĐND xã được cấp một khoản hoạt động phí hàng tháng và một chế độ khác theo quy định.

3. Đại biểu HĐND xã được Thường trực HĐND xã và các Ban HĐND xã mời tham gia Đoàn giám sát hoặc triệu tập dự hội nghị, tập huấn nghiệp vụ được hưởng một số chế độ từ kinh phí hoạt động của HĐND xã:

- Đại biểu HĐND xã là cán bộ, công chức được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu được giữ nguyên lương, các chế độ và phụ cấp khác nếu có; được thanh toán chế độ công tác phí, tiền tàu xe, lưu trú và chế độ làm việc ban đêm, làm thêm giờ theo quy định.

- Đại biểu HĐND xã không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được thanh toán tiền tàu xe, lưu trú và chế độ hỗ trợ làm việc ban đêm, làm thêm giờ bằng mức hỗ trợ công tác phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu; được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng chế độ mai táng khi qua đời theo quy định của pháp luật;

Điều 49. Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã,  Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã, đại biểu HĐND xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xét khen thưởng theo Luật thi đua khen thưởng.

Hội đồng thi đua khen thưởng xã có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc khen thưởng cho các đối tượng trên theo quy định hiện hành.

Điều 50. Đại biểu HĐND xã là cán bộ, công chức nhà nước vi phạm kỷ luật phải xử lý buộc thôi việc, cách chức hoặc tạm đình chỉ công tác thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trước khi ra quyết định kỷ luật phải thông báo bằng văn bản đến Thường trực HĐND. Đại biểu HĐND xã là cán bộ, công chức nhà nước chuyển công tác đi khỏi xã thì trước khi ra quyết định thuyên chuyển, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tham khảo ý kiến của Thường trực HĐND xã. Thường trực HĐND xã báo cáo HĐND xã và thông báo tới Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, cử tri nơi bầu ra đại biểu HĐND xã đó biết về việc chuyển công tác của đại biểu.

Điều 51. HĐND xã, Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã, các  đại biểu HĐND xã; UBND xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan khác của Nhà nước trên địa bàn xã có trách nhiệm thi hành Quy chế này.

 

CHƯƠNG IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 52 Quy chế này có hiệu lực kể kể từ ngày ký, được áp dụng trong hoat động của HĐND xã Quy Kỳ khóa IV, nhiệm kỳ 2021-2026

Trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình thực tế, Thường trược HĐND, điều chỉnh, bổ sung cho phù phù hợp quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra./.

 

 

 

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 2219727